Gặp khó khăn về THUẾ, nhấc máy và GỌI: 0967432463

I – Những việc không được thực hiện, khi bị đóng mã số thuế

1.1 Theo quy định tại điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là:

“Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”

Theo quy định trên, khi bị đóng mã số thuế, nếu doanh nghiệp tiếp tục sửa dụng hóa đơn, thì hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp

 

1.2 Theo công văn số 2811/TCT-KK ngày 10/7/2015 của Tổng cục Thuế

V/v: chấm dứt hiệu lực mã số thuế và quyết toán giải thể doanh nghiệp có quy định về việc “Chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với doanh nghiệp nhiều tháng liên tục (kể từ khi thành lập) không phát sinh doanh thu, chưa đăng ký phát hành sử dụng hóa đơn, không nợ thuế” như sau:

“Trường hợp Cục Thuế trong quá trình quản lý người nộp thuế trên địa bàn nếu phát hiện doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính (từ ngày 01/7/2015 thời gian ngừng hoạt động là một năm), thì Cục Thuế làm văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư ra Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cục Thuế thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/12/2012 của Bộ Tài chính.”

 

1.3 Theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC  quy định về việc sử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).

– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

anh luat phap 1

Doanh nghiệp muốn mở Mã Số Thuế => Tham khảo DỊCH VỤ MỞ LẠI MÃ SỐ THUẾ tại đây

 

II – Hậu Quả Của Việc Doanh Nghiệp Chưa Hoàn Tất Nghĩa Vụ Thuế

1. Tất cả các cá nhân là: người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam nếu có nợ thuế thu nhập cá nhân thì không được xuất cảnh. Trường hợp cá nhân là chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có nợ tiền thuế, tiền phạt thì không được xuất cảnh.

2. Để có cơ sở cho cơ quan Công an xem xét việc xuất cảnh của các đối tượng trên, những đối tượng này khi xuất cảnh từ Việt Nam phải có giấy xác nhận của cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế hoặc trao đổi thông tin bằng dữ liệu điện tử giữa cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan với cơ quan Công an về việc cá nhân đó không có nợ thuế, doanh nghiệp do cá nhân đó là chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có nợ thuế.

3. Trường hợp các cá nhân nêu tại Điểm 1 còn nợ tiền thuế, tiền phạt nên chưa được xuất cảnh nhưng sau đó đã nộp đủ tiền nợ thuế, nợ phạt thì cơ quan Hải quan có văn bản xác nhận việc nộp thuế để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh làm thủ tục xuất cảnh cho cá nhân đó theo quy định.

4. Để việc xác nhận nghĩa vụ thuế của các đối tượng nêu tại Điểm 1 được chính xác, cơ quan Hải quan, cơ quan thuế có trách nhiệm rà soát, tổng hợp, phân loại nợ thuế và có các biện pháp quản lý, theo dõi cụ thể đối với từng loại nợ thuế. Đối với khoản nợ của các đối tượng là người nước ngoài cần giám sát chặt chẽ để có giải pháp xử lý kịp thời. Trường hợp có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bỏ trốn thì Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập hồ sơ chuyển cho cơ quan Công an tỉnh, thành phố nơi người nợ thuế cư trú hoặc có trụ sở đăng ký kinh doanh để phối hợp thực hiện các biện pháp dừng xuất cảnh khi xét thấy cần thiết nhằm thu hồi đủ tiền thuế nợ cho Nhà nước.

5. Hồ sơ chuyển cho cơ quan công an gồm:

+ Công văn đề nghị cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật đối với người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế có dấu hiệu bỏ trốn;

+ Các chứng từ có liên quan như chứng từ ghi số thuế phải thu, quyết định truy thu thuế, ấn định thuế, thông báo tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế… (bản sao);

+ Bảng kê chi tiết số tiền nợ thuế;

+ Các văn bản, thông báo yêu cầu người nợ tiền thuế nộp thuế;

+ Biên bản làm việc với đại diện người có thẩm quyền của doanh nghiệp (nếu có);

+ Văn bản xác nhận hoặc Biên bản làm việc có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công an phường, xã về việc cá nhân không có mặt tại nơi cư trú; doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh;

+ Văn bản xác nhận hoặc Biên bản làm việc có xác nhận của cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về việc doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh hoặc đã bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh;

+ Lệnh thu thuế, thu phạt;

+ Các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

+ Các chứng từ khác có liên quan.

Doanh nghiệp muốn mở Mã Số Thuế => Tham khảo DỊCH VỤ MỞ LẠI MÃ SỐ THUẾ tại đây